TRANG CHỦ GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG TIN TỨC LIÊN HỆ Thứ bảy, 20/04/2024
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - HỢP TÁC QUỐC TẾ
Thực trạng kiến trúc Việt Nam và vấn đề bản sắc

Câu hỏi “Như thế nào là bản sắc kiến trúc Việt Nam” để diễn giải cho câu hỏi nổi tiếng của Montesquieu như là một lời mở đầu.

Câu hỏi này nhằm mục đích xác nhận lại rằng: chủ nghĩa vị chủng (duy dân tộc) đã lỗi thời từ lâu; và chúng ta sẽ thông qua “lăng kính” của kiến trúc, cách nhìn “kỳ lạ” của kiến trúc - giống như một tấm gương phản ánh thời đại – được sử dụng như công cụ phân tích và phê bình để làm sáng tỏ những điều không xác thực theo các cách hiểu khác nhau.

Ở đây, chúng ta sẽ xem xét bài học kinh nghiệm của các KTS Pháp áp dụng  rộng rãi tại Việt Nam - đây sẽ là căn cứ để gợi mở vấn đề thực trạng kiến trúc Việt Nam, làm rõ các nét đặc trưng và nhận dạng những yếu tố ảnh hưởng từ các khía cạnh văn hóa, xã hội…

KHÔNG GIAN SỐNG

Tính bền vững của thuật Phong thủy và cách thực hiện

Các khái niệm về hư vô và khoảng không rất quan trọng trong tư duy của người châu Á, trong đó, không gian không được xác định rõ nếu không có sự tác động. Kiến trúc là tư duy về tổ chức không gian, và nhiệm vụ đầu tiên của KTS là biến khoảng trống trở thành không gian hữu ích. Quan điểm này là nguyên tắc cơ bản để đưa văn hóa phương Đông xâm nhập vào một phần của kiến trúc hiện đại phương Tây và trong quá trình tư duy về quy hoạch thành phố. Sự đóng góp, hội tụ hoặc giao thoa về mặt văn hóa - như một trò chơi tương ứng - sẽ là những cách diễn đạt đẹp nhất và được thể hiện rõ nét nhất qua những công trình kiến trúc.

  Mặt khác, khác với hư không hoặc tình trạng không tồn tại, khoảng trống cho phép sự lưu thông  - không những biểu đạt nghĩa “chiếm lấy” để “cư ngụ” mà còn là để “sống” ở một nơi. Theo câu nói nổi tiếng của Lão Tử: “Nhà của tôi không phải là những bức tường, không phải là đất đá, không phải là mái nhà -  mà là không gian giữa các yếu tố - vì đó là nơi tôi sống”.

  Thuật phong thủy nghiên cứu về sự hài hòa giữa con người và môi trường, theo đó, không gian là nơi lưu thông các luồng năng lượng âm - dương. Đây là vấn đề mà quy hoạch - kiến trúc phải đặt ra và giải quyết - để khai thác, kiểm soát và tổ chức theo hướng tối ưu nguồn năng lượng tốt và giảm thiểu những tác động có hại. Thuật phong thủy quan tâm đến việc lựa chọn đất đai thuận lợi, cách bố trí sơ đồ quy hoạch một tòa nhà, các khu vực mỹ quan hoặc vị trí cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang cũng như vị trí đồ đạc trong nhà… sao cho có lợi nhất đối với người sử dụng. Ngày nay, thuật phong thủy đang có mặt trong mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh, mọi không gian và thực sự trở thành “nghệ thuật” toàn cầu.

Mặc dù không được giảng dạy chính thức nhưng phong thủy vẫn là một trong những điều cơ bản quan trọng của kiến trúc tại Việt Nam. Trong thực tế, những kiến thức về phong thủy đã bị “pha loãng” bởi sự cập nhật các vấn đề xã hội với các quan điểm thực dụng hơn. Do vậy, thuật phong thủy hiện nay liên quan nhiều đến những vấn đề thực tế (vấn đề riêng tư, tính lưu động, tính hợp lý và mối quan hệ bên trong - bên ngoài…) hơn là lý thuyết về các nguồn năng lượng. Phải thừa nhận rằng đây cũng là một cách để cập nhật, ứng dụng những kiến thức cổ xưa vì các nguyên tắc cơ bản của lịch sử phong thủy đã không còn phù hợp với văn hóa và lối sống đương thời của chúng ta.

Nói chung, đối với các vấn đề về tính bền vững, thuật phong thủy là một sự phản hồi thú vị và hợp lý về các vấn đề môi trường, nó trực tiếp liên quan đến kiến trúc và quy hoạch tổng thể. Đó là một dạng khác của “thế hoàn tục”. Cho dù là ở dạng nào, thuật phong thủy vẫn là một vấn đề đáng được quan tâm và người phương Tây đã xét đến một số quan niệm và kiến thức về thuật phong thủy bằng cách riêng của mình.

Tính bền vững

Trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu nhất trí với các quốc gia khác về tính bền vững trong lĩnh vực kiến trúc và đã triển khai công việc đào tạo, cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững, cụ thể đã có Hệ thống tiêu chí đánh giá công trình xanh Lotus do Hội đồng công trình xanh Việt Nam VGBC xây dựng và triển khai… Chúng ta sẽ phải từng bước học hỏi cách thức xây dựng các công trình xanh, đồng thời với việc thử nghiệm nó trong bối cảnh phát triển bền vững, các vấn đề môi trường được giải quyết bằng giải pháp kiến trúc, tạo ra một số cách quy hoạch, các phương pháp kỹ thuật mới, đó cũng là lý do của các chi phí tăng thêm.

Chúng ta cũng biết rằng: cho đến nay, tính bền vững phổ biến trong nhiều lĩnh vực, tại nhiều quốc gia, song phổ biến về cách diễn đạt hơn là hành động thực sự. Chúng ta mong rằng khi trả lời những câu hỏi về tính bền vững trong kiến trúc, Việt Nam sẽ không chỉ tìm ra giải pháp riêng cho các vấn đề môi trường mà còn giải quyết được những vấn đề của kiến trúc, của đất nước… một cách thật đơn giản.

Hay nói cách khác, việc bổ sung những kiến thức và quan điểm phong thủy từ phương Tây sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện hệ thống lý luận, cập nhật thuật phong thủy theo trình tự từ tư duy đến thực tiễn, trong diễn biến lịch sử - để nó không chỉ là một mô hình nghệ thuật mà sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tế.

Mô hình và các loại nhà ở

Vào giữa thế kỷ XIX, được coi như chất liệu cơ bản tạo nên thành phố, nhà ở và các vấn đề tiện nghi nhà ở xã hội trở thành một vấn đề trọng tâm, một thách thức mới đối với các quốc gia phương Tây. Đây là thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp, là thời điểm vấn đề “khu ở” trở nên cấp thiết trong các giải pháp phát triển thành phố. Khu ở cũng là nguồn gốc xuất hiện kiến trúc hiện đại với ngôn ngữ mới, dấu hiệu đầu tiên của xu thế toàn cầu hóa trong thiết kế kiến trúc.

Một số quốc gia chậm phát triển hơn như Việt Nam chẳng hạn, tiếp cận những vấn đề nhà ở, khu ở chậm hơn đến một thế kỷ. Những nước này lập tức tiếp thu các mô hình nhập khẩu “mới”: những khối thẳng đứng, nằm ngang, những khối hộp vuông vắn… Các hình thái đô thị “làm sẵn” được “bưng” về mà không hề qua quá trình biến đổi thích nghi với đặc điểm cuộc sống của từng địa phương, từng nền văn hóa khác nhau.

Với tình hình tăng trưởng dân số và tốc độ đô thị hóa đáng lo ngại, vấn đề nhà ở, chất lượng môi trường ở cho người dân có thu nhập thấp thực sự là bài toán khó đối với Việt Nam và bộ máy quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước có thể đưa ra các biện pháp khuyến khích các chủ đầu tư thực hiện cho thuê tiện nghi nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Theo cách này, một số chương trình xây dựng nhà ở xã hội đã được bắt đầu tại các thành phố lớn vào năm 2009 – 2010, và Bộ Xây dựng đã xây dựng kế hoạch hành động cho những năm 2011-2018.

Trên thực tế, nhà ở hiện nay phần lớn mang tính chất đầu cơ, hầu như trở thành đặc quyền của một bộ phận những người có tiền, có quyền, bỏ qua lợi ích của những người dân nghèo. Xét về mặt trách nhiệm xã hội và bản lĩnh nghề nghiệp của những KTS thì đây sẽ là cơ hội thực sự để các KTS thử nghiệm và khẳng định tài năng của mình, nâng cao chất lượng, tiện nghi nhà ở dành cho người nghèo. Đây sẽ là thực tiễn đổi mới cho phát triển kiến trúc. Đa dạng nhà ở xã hội là một yếu tố quyết định để có một cuộc sống hài hòa tại thành phố.

Ngoài ra, xây dựng tiện nghi nhà ở là vấn đề thực tiễn về các hình thái kiến trúc, hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu tài chính của các chủ công trình. Do đó, hình thức nhà ở cực kỳ đồng nhất và hầu như tất cả đều dựa vào các tiêu chuẩn giống nhau.

Một sơ đồ quy hoạch điển hình được xếp thành 30 bậc, điều tệ hại nhất là: tính đối xứng được xem như sự đảm bảo về độ cân bằng và ổn định của quy hoạch. Theo cách giải thích “nghèo nàn” của thuật phong thủy thì đó là “bằng chứng cho tính thẩm mỹ”, điều này khiến cho các khái niệm kiến trúc trở nên định kiến, cứng nhắc và các sản phẩm thì bắt chước, na ná giống nhau. Cũng có thể đây là một giai đoạn chuyển tiếp, các KTS thực hiện tác phẩm trong trường hợp khẩn cấp, theo cách thức sao chép và cắt dán. Có lẽ khẩn cấp nhất ở đây được xét đến là trường hợp chinh phục lối sống tiện nghi và hiện đại.

VẤN ĐỀ KỸ THUẬT

Văn hóa xây dựng

Năm 1926, KTS Le Corbusier định nghĩa “mặt bằng tự do” là một trong năm yếu tố của kiến trúc hiện đại. Nhờ sự tiến bộ của bê tông cốt thép, bố cục không gian được giải phóng khỏi khung kết cấu, và đặt vào các tường chống. “Sự tiến bộ” này đã mở ra triển vọng mới cho các điểm nút của khu vực và nhận thức về các mối quan hệ nội - ngoại thất. Phân vùng và mặt tiền không bắt buộc phải có hàng rào hay vách ngăn mà có thể áp dụng các biến điệu khác nhau. Bằng cách này, người ta kỳ vọng tổng hợp được tư duy về xây dựng, về không gian và thẩm mỹ kiến trúc như một sự cố gắng đạt tới các tiêu chí Chân - Thiện - Mỹ, một lý thuyết lý tưởng về kiến trúc theo tất cả các hiệp ước kể từ “Thời kỳ Phục Hưng”.

Việc nhắc lại sự kiện này khiến chúng ta nhớ lại sự phát triển chậm chạp và nghèo nàn của tư duy kỹ thuật trong lĩnh vực kiến trúc. Hiện nay, không mấy người nói đến “mặt bằng tự do” nhưng lại đề cập nhiều đến hệ thống cột, dầm đến mức nó trở thành lựa chọn phổ biến, đơn giản và phù hợp nhất cho các tòa nhà ở Việt Nam (nơi có nguồn lao động rẻ và không có trình độ chuyên môn). Thông thường, các tòa nhà ở Việt Nam có kết cấu bằng khung để giảm thiểu sử dụng bê tông cốt thép, các mặt ngoài được xây bít lại bằng gạch. Với nhiều công trình, quan niệm về kết cấu bị nô dịch hóa bởi giàn không gian hữu ích, đôi khi sử dụng khẩu độ lớn với các sàn đúc sẵn. Điều này dường như đã trở nên quá quen thuộc với tiện nghi nhà ở và văn phòng. Có lẽ vì vậy nên Việt Nam vẫn chưa có các công cụ và năng lực đầy đủ để bê tông đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ và kết cấu của kiến trúc với chi phí khả thi

Hệ quả của “mặt bằng tự do”, “mặt tiền tự do” sinh ra từ xu hướng kiến trúc hiện đại đã mở ra các khả năng khác hơn là đắp nền bằng gạch, trong một thời gian dài, các tòa tháp được ốp bằng gạch theo cách thức truyền thống. Tuy nhiên, về điều này, trong khi kiến trúc Việt Nam đang tăng cường các mối quan tâm về khí hậu và năng lượng, đồng thời với việc đối phó với các khó khăn về kinh tế, thì việc xây gạch các mặt tiền truyền thống vẫn giữ quy tắc duy trì chi phí hợp lý theo phần đông các nhà đầu tư. Nghịch lý ở chỗ: các tòa tháp cao tượng trưng cho tính hiện đại này vẫn đang tiếp tục xếp chồng các viên gạch lên!

MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ KIẾN TRÚC

Hội chứng San Gimiano (tên một thành phố phía Nam nước Ý).

Bắt nguồn từ thành phố Tuscan (Italy), nơi mà vào thế kỷ thứ XIII và XIV, kinh tế phát triển thịnh vượng dẫn đến việc xây dựng phát triển, các toà nhà giống như các toà tháp đua nhau mọc lên và không ngừng cạnh tranh nhau về chiều cao, mọi gia đình đều muốn khẳng định sự vượt trội của mình.

Một cơn sốt tương tự tràn khắp thế giới qua hàng thập kỷ, từ quy mô cục bộ đến toàn cầu. Dù rằng rất thiếu năng lực kỹ thuật (đối mặt với các vấn đề khí hậu, thủy địa chấn, thời tiết…) cũng như điều kiện tài chính, nhưng Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc. Từ vài năm nay, được hỗ trợ bởi các cơ quan có thẩm quyền, cuộc đua tranh lại nổi lên và Việt Nam không giấu tham vọng cạnh tranh với các nước bạn, hướng tới lập nên kỷ lục mới tại khu vực Đông Nam Á, thậm chí cả Châu Á. Thách thức đặt ra là làm sao để được nổi tiếng và được quốc tế biết đến sau đó?

Ngày nay, trong sự phát triển của các thành phố lớn, các cao ốc dường như trở thành minh chứng của sự đô thị hóa mạnh mẽ, khiến cho không gian chung trở nên thiếu tổ chức và vô vị, phần lớn khác xa với ý tưởng quy hoạch ban đầu. Chính vì thế, các chính sách quản lý đô thị trở nên yếu kém, làm tiêu tan bất kỳ hướng tiếp cận nào có thể kết cấu lại cuộc sống thị thành. Hơn nữa, với mong muốn sinh lời tối đa của các chủ đầu tư, đất đai đô thị bị khai thác quá mức về mật độ xây dựng và chiều cao cho phép. Điều này cũng chi phối các thiết kế của KTS, do đó ràng buộc bất kỳ nghiên cứu nào có thể làm đẹp cảnh quan thành phố.

Vậy thì tại sao không phát triển các quy tắc đô thị mới, khuyến khích trò chơi thể tích bằng cách miêu tả các đường bao tối đa được xây để làm giảm tối đa bề mặt? Làm được điều này, KTS sẽ được khuyến khích sáng tạo tự do hơn, thực trạng kiến trúc sẽ khả quan hơn.

Tuy nhiên, về các thông số kỹ thuật, các nhà chức trách đã nỗ lực phát triển loại hình văn phòng thương mại, cho phép tránh các phân vùng nguy hiểm. Mặt khác, các diện tích công cộng cần thiết cho cuộc sống thành thị có vẻ bị lãng quên, có lẽ do thiếu phương tiện. Một điều đáng lo ngại là sự phát triển đô thị theo chiều dọc đã tập trung dân số vào một bề mặt rất hạn chế.

Phong cách cổ điển Pháp

Liệu có là điều lạ lùng khi Việt Nam vẫn gắn liền với các tác phẩm kiến trúc thực dân một cách mạnh mẽ đến vậy? Điều này có vẻ lạ đối với một đất nước đã phải trải qua rất nhiều đau thương để có được chủ quyền độc lập? Sự thật là Việt Nam đã nhận thức được về giá trị di sản của mình rất đúng thời điểm, và các tác phẩm này, đặc biệt là những công trình xây dựng vào những năm 1920 không chỉ thỏa mãn người xem bởi phong cách Pháp mà còn trông rất hoàn thiện. Có thể coi đó là sự kết hợp may mắn và đầy bất ngờ giữa văn hóa Châu Âu và văn hóa Đông Dương, bằng cách thích nghi và giúp cho Việt Nam tạo nên những đặc thù của riêng mình. Đặc biệt, ngoài việc mang đậm cá tính của KTS Ernest Hébrard, khu vực thuộc Trường Kiến trúc Mỹ thuật Hà Nội (được xây dựng vào năm 1926) còn là nơi các KTS nổi tiếng của Việt Nam đã theo học và sau này hình thành được một nền kiến trúc sáng tạo, hiện đại nhưng vẫn mang đậm hồn dân tộc, được nuôi dưỡng bởi văn hóa bản địa cũng như những ảnh hưởng của yếu tố nước ngoài.

Chính bởi vậy, chừng nào các giá trị kiến trúc vẫn cho thấy sự liên quan nhất định đến cảnh quan đô thị, thì nền kiến trúc thuộc địa này vẫn được coi là một tác phẩm độc đáo và phong phú với chủ quyền hợp pháp thuộc về Việt Nam. Sự gắn kết này không chỉ mang nghĩa hoài cổ một cách tự nhiên, mà theo một nghĩa nào đó, còn chuyển tải được những ảo tưởng về các giá trị cổ điển ổn định, nhằm nâng cao địa vị xã hội của các tầng lớp có đặc quyền đặc lợi, như một sự thay thế nền văn hoá,  “sẵn sàng khoác lên mình một nền văn hoá khác” một cách viển vông giả tạo…

Vì thế, nhiệm vụ của kiến trúc không phải là “tác phẩm mô phỏng hoặc nghệ thuật cắt dán” mà phải cho thấy các dấu hiệu của nền kiến trúc quá khứ (trụ, cột, đầu hồi, khuôn, đường viền, giàn khung…), những dấu hiệu cho thấy tình trạng của toà nhà nhiều hơn là tỉ lệ và vật liệu… Công trình đẹp phải được chế tác một cách tinh vi. Điều này hơi trái ngược với thực tế ở Việt Nam: những công trình theo phong cách kiến trúc Pháp, qua sự thiếu hiểu biết và đồng hoá văn hoá của một số người trở thành một tiêu chuẩn thẩm mỹ và mang chức năng trang trí “hiện đại”

Xu hướng kiến trúc muốn trở nên giàu có

Ngày nay, Việt Nam đã có những tham vọng chính đáng khi nhìn vào (một cách ghen tị chăng?) các nước bạn giàu nhất của mình như Hồng Kông và Singapore, thậm chí đang hướng đến các mô hình kiến trúc riêng của mình và chứng tỏ sự thịnh vượng cũng như tôn vinh những người dùng trong tương lai.

Tuy nhiên do nguồn tài chính không cao như tham vọng, họ phải làm ra vẻ xa hoa để phô trương sự giàu có mà không hề có khả năng chi trả cho nó. Đây là trò chơi của hình thức kiến trúc, trong đó KTS là người chơi, tập trung vào các dấu hiệu nhiều hơn là vật chất, phản ảnh một sự trẻ trung nhất định nhưng vẫn thiếu các giới hạn về sự tự tin.

Đài và Tháp

Sự tổng hợp của các yếu tố đài, tháp thành một gói kiến trúc cho thấy một yêu cầu cổ điển không thể tránh khỏi: Một đài ít tầng có khu mua sắm, với một hoặc nhiều tầng tháp phía trên dành cho văn phòng, chỗ ở hoặc thậm chí khách sạn. Không chỉ riêng ở Việt Nam, kiến trúc điển hình có lợi thế về đa dạng hóa sản phẩm kiến trúc. Tuy nhiên việc xây dựng các tòa nhà không phù hợp với ngữ cảnh đô thị là một sự phản ánh mang tính hiện tượng của một xã hội mà nhu cầu chung là phát triển đô thị gắn với phát triển tiêu dùng và hưởng thụ, hai yếu tố căn bản trong xã hội hiện đại.

Hoa Sen

Với vòm mảnh, các đường cong mềm mại bao bọc, hình dáng gợi cảm mang màu trắng sữa… toà tháp Bitexco Financial duyên dáng nổi bật giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh, trở thành một nét đặc trưng của cảnh quan đô thị và chắc chắn sẽ sớm trở thành biểu tượng của Việt Nam. KTS Carlos Zapata tiết lộ rằng niềm cảm hứng của ông đến từ hoa sen, biểu tượng của nền văn hoá Việt Nam. Điều này đã khiến cho tòa nhà được gọi với một cái tên khác: Toà tháp Búp sen. Điều quan trọng là Carlos Zapata đã đưa yếu tố bản sắc dân tộc Việt vào trong thiết kế. Vật thể đó rất đẹp – đó là tin tốt! Và sự tự do táo bạo đang là thách thức lớn cho vấn đề lợi nhuận. Vì thế, cần thiết phải cám ơn các nhà đầu tư xuất sắc đã biết cách cân bằng lợi ích về mặt uy tín và danh tiếng. Nhưng điều quan trọng nhất là xây dựng được biểu tượng đa chiều mà Việt Nam có thể thấy được chính mình trong đó.

Tại thời điểm này, Việt Nam có quyền tự hào về những thành công mà mình đã đạt được. Tuy nhiên, khi xét các tiêu chuẩn, Việt Nam lại đang sục sạo tìm kiếm bản sắc đích thực trong kiến trúc. Bản sắc không thể là những gì thuộc chế độ thực dân trong quá khứ hay học tập từ đất nước bạn. Bản sắc cũng không phải là kiểu kiến trúc tầm thường như tòa tháp tài chính trông ngây thơ một cách giả tạo (không cần các tham khảo đó để tôn vinh kiến trúc ấy). Mặc dù không thể phủ nhận rằng, kích cỡ hình ảnh của tòa tháp tài chính đã tạo đà cho bước nghiên cứu đầu tiên cho kiến trúc biểu tượng. Nghiên cứu này phải kiên trì để đạt được ý nghĩa đích thực, là sự khẳng định một loại hình kiến trúc riêng mà không cần đến những yêu cầu về hình tượng, màu sắc địa phương và do đó xóa bỏ được sự cám dỗ của “kiến trúc xấu xí”.   

Khái niệm ngày nay về bản sắc kiến trúc, đặc biệt trong phạm vi các trường đại học về cái được coi là kiến trúc nhiệt đới Việt Nam cũng đang là loại hình nghiên cứu cần thiết đang được phát triển tại các nước khác.

Đã có một nền kiến trúc nội địa hiện đại bao gồm nhà cá nhân, biệt thự… rất cụ thể và đặc biệt. Vì lẽ đó, cũng đã có một phong cách Việt Nam cần được mở rộng và khuếch tán ở quy mô lớn. 

Đó là tất cả về thực trạng kiến trúc Việt Nam, một nền kiến trúc tự do và độc lập, vừa mang nét hiện đại vừa giữ được bản sắc văn hoá riêng. Ở đây, ta có thể tự hỏi: Liệu lịch sử kiến trúc có chứng minh được khả năng đổi mới của đất nước mà vẫn mang đậm những ảnh hưởng của các yếu tố nước ngoài trong quá khứ cũng như đương đại?

Chủ đầu tư

Kiến trúc là một trò chơi với sự tham gia của các đại diện trong cùng một quá trình nhưng có mục tiêu và chiến lược riêng. Thực trạng kiến trúc vì lẽ đó, phải được bắt đầu với việc xác định người chơi và luật chơi. Trong quá trình thực hiện dự án kiến trúc, “khách hàng” là một trong những người tham gia trò chơi và đóng vai trò chủ đạo.

Tại Việt Nam, trong rất nhiều trường hợp, chủ đầu tư là tư nhân hoặc các cơ quan có thẩm quyền không có đủ nguồn lực để triển khai các dự án đầu tư và tiến hành các chính sách xây dựng quy mô lớn, họ phải giao phó cho các nhà đầu tư cá nhân, đôi khi cả công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong bối cảnh này, đầu cơ tạo nên luật lệ, quá trình hoạch định đô thị phụ thuộc vào các nhà đầu tư mà nếu không có họ, không gì có thể hoàn thành. Do vậy, các nhà quản lý phải thoả thuận các mục tiêu cá nhân, không phải trong một vị thế mạnh nhưng đàm phán lâu dài hoặc “các thoả thuận nhỏ”. Quyền hạn của các nhà chức trách có vẻ yếu đi và đôi khi bị bỏ qua.

Không có gì lạ khi mà các nhà đầu tư bị chi phối bởi các vấn đề tài chính, đạt được một hướng tiếp cận cơ bản tới kiến trúc (liên quan đến các vấn đề này, chúng tôi đã đề cập đến một số yếu tố về tham chiếu và tiêu chuẩn tại Việt Nam). Trước hết, dự án mang mục đích hình tượng, và hình tượng này nằm trong một trò chơi của một tấm gương kép phản chiếu lợi ích cũng như thành công của cá nhân. Trên tinh thần tự tôn, KTS là nhà thầu, thực hiện các yêu cầu và xử lý các biểu hiện về không gian, hình thức công trình, họ thậm chí đôi khi không thừa nhận giá trị công trình của họ.

Bất động sản trở thành kênh đầu cơ có đặc quyền, không hiếm các nhà đầu tư không phải là chuyên gia và họ cũng không quan tâm đến việc tạo ra một liên doanh có trách nhiệm thực sự để dẫn dắt dự án.

Bức tranh u ám này là lý do tại sao có những khó khăn và hiểu lầm đến khả năng xác định phạm vi trách nhiệm và khả năng của các bên. Vì vậy, các thông số trong nguyên tắc đưa ra bởi các nhà thầu đều có thể thay đổi. Trong nhiều trường hợp, các thông số này phải được định rõ và điều chỉnh trước khi tách biệt khỏi thiết kế hoặc có những thay đổi lớn trong quá trình thiết kế.

Cách đây vài năm có một khẩu hiệu của người Pháp tuyên bố: Không có kiến trúc nào tốt mà không có một chủ đầu tư tốt. Điều đó rất đúng! Và, sự kém cỏi của chủ đầu tư ở đây hay bất kỳ đâu thực sự là một rào cản tới sự phát triển định tính của kiến trúc.

 KTS  Michel Cassagnes

  Sưu tầm: Lê Thị Thái Hiền

https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/ly-luan-phe-binh-kien-truc/thuc-trang-kien-truc-viet-nam-va-van-de-ban-sac.html

Ngày đưa tin:  12/09/2018
TIN TỨC - HOẠT ĐỘNG
Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết - Xây dựng ký túc xá; các hạng mục thiết yếu đạt tiêu chuẩn trường chuyên (giai đoạn 2)
Trụ sở làm việc Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi
Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Nhiệm kỳ 2023-2028 của CTCP Viện Quy hoạch ĐT-NT Quảng Nam
Tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông Nhiệm kỳ 2023-2028
Trụ sở Công an xã Cẩm Thanh
Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của CTCP Viện Quy hoạch ĐT-NT Quảng Nam năm 2022
Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của CTCP Viện Quy hoạch ĐT-NT Quảng Nam năm 2022 v/v thay đổi địa chỉ TSLV CTy
Tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022
Nhà làm việc và lưu trữ tài liệu huyện Phú Ninh
Nâng cấp trụ sở làm việc, văn phòng Công ty Truyền tải điện 2
1 / 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bản quyền của CTCP Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam
Địa chỉ: 01 Trần Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam; ĐT-Fax: 0235 3810913; Email: quyhoachqnam@gmail.com
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được chứng nhận bởi Kencert; Số: 13222100 ngày 24/01/2021
Design by CTI JSC - Võ Văn Mỹ: 0982448117