Ngày nay khoa học và công nghệ đã đem
lại những bước tiến mạnh mẽ trong ngành công nghệ 3D. Những bộ phim 3D được
phát triển với chất lượng càng được cải thiện đến mức như thực. Với những ưu
thế nổi trội, công nghệ phim 3D được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành và
lĩnh vực, đặc biệt, trong công tác lập quy hoạch và thiết kế công trình. Phim
3D dần trở thành một trào lưu và là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các kiến trúc sư
thể hiện một cách đầy đủ, sinh động và truyền đạt hiệu quả các ý tưởng của mình
đến chủ đầu tư. Và việc áp dụng công nghệ làm phim 3D vào công tác thiết kế
công trình kiến trúc và quy hoạch cũng dần được cải tiến sâu hơn trong cộng
đồng, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng lớn.
Nếu như cách
đây khoảng 2 đến 3 năm, việc báo cáo đồ án quy hoạch gói gọn trong việc trình
chiếu slides và đồ họa thì với xu thế hiện nay, việc cung cấp cho chủ đầu tư
cái nhìn bao quát qua những thước phim về công trình cũng như quy hoạch, làm
cho đồ án được thuyết phục hơn trong mắt chủ đầu tư cũng như nâng tầm của đơn
vị tư vấn lên rất nhiều.
Một số phần
mềm dựng phim 3D thông dụng là:
1. Phần mềm 3D Max: Đầu tiên phải
kể đến công nghệ làm phim bằng 3D max, công nghệ đã được áp dụng từ rất lâu.Tên
khởi đầu của phần mềm này là 3d Studio, được nhóm Yost xây dựng trên nền tảng
của hệ điều hành DOS, được hãng Autodesk phát hành. Sau này Autodesk mua lại
bản quyền, được Studio Kinetix (là một bộ phận nằm trong tập đoàn truyền thông
và giải trí Autodesk) tiếp tục phát triển. Sau các phiên bản 3ds 3 và 3ds 4,
phần mềm được đổi tên thành 3ds MAX, viết trên nền tảng hệ điều hành Windows
NT. Tiếp đó, phần mềm này được đổi tên thành 3ds max, chuyển sang cho Discreet
tiếp tục phát triển. Đây là một hãng phần mềm có trụ sở tại Montréal, Québec,
Canada, được Autodesk mua lại. Sau phiên bản thứ 8, phần mềm được đổi lại tên
thành 3ds Max, và được chính thức mang lại nhãn hiệu của Autodesk. Là chương
trình được phổ cập rộng nhất và nhiều ứng dụng nhất hiện nay. Phần đông giới
kiến trúc sư và họa viên vẫn dùng chương trình này vì sản phẩm cho ra gần giống
thật, kho ứng dụng lớn, những ưu thế về thể hiện là điểm mạnh của chương trình
này.
Những bộ
phim công trình đầu tiên tuy chạy thô nhưng vẫn mang được những ý nghĩa lớn về
việc phát triển và đầu tư về sau này. Những bộ phim làm bằng chương trình 3D
max hiện nay đã được nâng tầm lên tới mức kinh ngạc, những màn trình chiếu chạy
phim như thật được các kiến trúc sư và họa viên hiện thực hóa một cách đáng
ngạc nhiên.Tuy nhiên mức độ hiểu biết về làm phim 3D max hiện nay vẫn là một
hạn chế...Và thực tế đội ngũ kiến trúc sư và họa viên hiểu biết thực sự nhiều
về chương trình này còn khá hiếm.

2. Phần mềm SketchUp: Do mức độ khó
và những yêu cầu quá cao trong làm phim 3D max mà những người lập chương trình
đã nghĩ ra được những chương trình làm phim không quá khó, và dễ học đồng thời
cũng tạo những hiệu ứng có sẵn đễ mọi người dễ học hỏi và tiếp nhận nó. Phiên
bản đầu tiên của SketchUp được phát hành đầu năm 2001 với mục đích tạo các đối
tượng ba chiều đơn giản, tuy nhiên SketchUp đã sớm tìm được vị trí trong thị
trường kiến trúc và thiết kết, sau khi có một vào sửa đổi nhỏ để phù hợp với
đặc điểm của các ngành chuyên môn. Chìa khóa quyết định cho thành công của phần
mềm nằm ở độ nhận biết các đường cong, tuy không sâu như các phần mềm mô hình
hóa ba chiều trên thị trường nhưng đã đem lại tốc độ xử lý nhanh. Tuy nhiên
chính điều này cũng hạn chế khả năng mô phỏng thực tế của SketchUp. Phiên bản
sketchUp hiện nay là phiên bản SketchUp pro 2013 với nhiều ứng dụng mới, kho
thư viện vô tận với thư viện online google, nên SketchUp dần trở thành chương
trình quen thuộc đối với các kiến trúc sư hiện nay.

Làm phim và
xuất phim trong sketchup đơn giản, chạy phim nhanh, mức độ làm phim không quá
khó và cấu hình yêu cầu không quá cao, nhưng điểm yếu của nó là chất lượng hình
ảnh kém, không có những hiệu ứng đặc biệt để nâng tầm của bộ phim.Do đó chỉ áp
dụng cho những công trình chỉ yêu cầu trình chiếu đơn giản, không cần phức
tạp...

3. Phần mềm LUMION: Ra đời vào năm 2010, Lumion 3D được thiết kế
và phát hành bởi công ty Art-3D của Hà Lan . Đây là phần mềm chuyển hoá mô hình
3D thành những đoạn phim trình chiếu dùng cho việc thuyết trình dự án hoặc
quảng cáo. Chương trình hiện nay đang được giới kiến trúc sư và họa viên áp
dụng khá nhiều và có sức ảnh hưởng lớn và rất phổ biến. Đây là một chương trình
làm phim khá chuyên nghiệp, đơn giản, dễ sử dụng và có những hiệu ứng mang tính
thuyết phục cao. Lumion phiên bản mới nhất hiện nay là LUMION 3.0.1, so với
phiên bản cũ trước đây có những ưu điểm nổi bật hơn rất nhiều như: hiệu ứng
thời tiết rõ rệt hơn, ánh sáng và hiệu ứng ánh sáng được nâng cấp, cùng với đó
là thư viện phong phú mang lại cảm giác thật hơn, phong phú.

Những đi
cùng với những ưu điểm luôn là những nhược điểm, và nhược điểm rõ ràng nhất so
với những chương trình làm phim chuyên nghiệp khác là việc thể hiện độ thật của
công trình, những hiệu ứng mờ ảo vẫn là điểm yếu rõ rệt của chương trình này,
làm công trình như mờ ảo, nhưng hiện với những phiên bản được nâng cấp cao hơn
thì điểm yếu này đang dần được khắc phục.
Các yêu cầu
kỹ thuật khác hỗ trợ công nghệ phim 3D
Nói thêm về cấu hình yêu cầu tối thiểu
trong làm phim 3D, đó là việc đầu tư một dàn máy với cấu hình tương đối mạnh để
việc làm phim được ổn định.
Trong việc làm phim 3D Max thì yêu cầu
về Ram, Chipset, Card đồ họa là tương đối mạnh, với cấu hình tối thiểu có thể
lên đến hàng chục triệu, tất nhiên nếu bạn là người chuyên nghiệp thì việc đầu
tư một dàn máy server hàng trăm triệu cũng là chính đáng vì giá thành của một
bộ phim 3D max là tương đối cao, tuy nhiên chất lượng của nó cũng phải nói là
tuyệt vời.
Nếu so sánh việc làm phim 3D Max thì làm
phim Lumion yêu cầu cấu hình tối thiểu tương đối thấp nhưng cũng mức tối thiểu
như sau:
Đầu tiên là chipset giúp độ tính toán
hiệu ứng được nâng cao, hiện nay dòng chip được ưa chuộng và mạnh nhất hiện nay
vẫn là dòng core i của hãng Intel, với một dàn máy core I5 nhưng tốt nhất vẫn
là I7 với ram tối thiểu 8Gb và yêu cầu một card đồ họa thích hợp thì
InvidiaGefore vẫn là lựa chọn tối ưu, dòng card InvidiaGefore 1Gb 450 trở lên
cũng đủ đáp ứng làm một bộ phim LUMION tối thiểu cho một công trình loại
nhỏ.Nhưng đối với làm một bộ phim quy hoạch cỡ tiểu khu thì chừng đó là chưa
đủ.

CORE I7 4960X ĐANG CHUẨN BỊ RA MẮT VỚI GIÁ KHOẢNG 1000 $
Trên thị trường Việt Nam hiện nay dòng
card InvidiaGefore GTX TITAN là dòng card mạnh nhất hiện nay (trên thế giới là
Invidia quardo K6000 ), nhưng trên thực tế những dòng card đồ họa này hầu hết
là dòng card dành cho game thủ, và thực tế là dòng card chơi game, nhưng áp
dụng cho việc làm phim kiến trúc cũng là quá đủ để hoàn thành một bộ phim trình
chiếu cơ bản, nhưng giá thành của chúng cũng không mềm một chút nào, giá của
một con Invidia GTX TITAN trên thị trường hiện nay cũng đã trên 20 triệu đồng,
và những cấu hình kèm theo khiến dàn máy của chúng ta có giá trên dưới 50
triệu.Qủa là một mức giá khá cao để đầu tư cho một bộ máy tính.


Tuy nhiên
nếu so sánh hiệu quả thực tế đạt được, thì hiệu quả chưa cao, bởi mức độ của
dàn máy so với yêu cầu làm phim thì còn quá là thấp, thực tế thì ưu tiên lựa
chọn cho việc làm phim vẫn là một dàn máy server với mức giá hàng trăm triệu,
và những con card dành riêng cho đồ họa đã có mức giá trên trăm triệu đồng thì
quả là quá sức đối với nhiều công ty và cá nhân hiện nay.
Hiện nay
công nghệ làm phim đã trở nên dần phổ biến trong các công ty tư vấn thiết kế,
các lớp dạy làm phim 3D cũng đã được mở nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi của nhiều
kiến trúc sư cũng như họa viên, các chương trình hỗ làm phim cũng dần được nâng
cấp, thực tế hơn, phong phú đa dạng hơn, với những nỗ lực không ngừng vươn xa
của những chương trình đồ họa thì việc tiếp thu và học hỏi của những kiến trúc
sư là không ngừng nghỉ.
Tin bài: KTS. Phạm Quốc Tuấn