MỘT SỐ Ý
TƯỞNG QUY HOẠCH LÀNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẠI BÌNH
ThS. Lê Tú -
ThS.KTS. Nguyễn Văn Phong - KTS. Nguyễn Bảo Long
Viện Quy
hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam
Đại Bình còn có tên gọi khác là Đại Bường, ngôi làng nằm ở
hữu ngạn sông Thu Bồn thuộc xã Quế Trung, huyện Nông Sơn. Nhờ phù sa bồi đắp,
mảnh đất nơi đây dần hình thành một làng quê trù phú như những miệt vườn cù lao
ở Nam Bộ với nhiều loại trái cây Nam Bộ như sầu riêng, trụ lông, măng cụt, chôm
chôm.... mà không nơi nào ở Miền Trung có thể trồng được. Chính do tính chất
đặc thù này Đại Bình từ lâu được biết đến là làng trái cây Nam Bộ trong lòng Xứ
Quảng. Hơn nữa, Đại Bình được ví von là "Cõi lạ giữa Miền Trung",
ngôi làng đẹp và thơ mộng nhất miền sơn cước Quảng Nam với phong cảnh hữu tình
được hội tụ từ ba yếu tố: sông, núi và cây xanh bốn mùa.
Với những giá trị được thiên nhiên ban tặng, nhiều người biết
đến Đại Bình không những tiềm năng về trái cây mà cả về con người, nét văn hoá
và phong cảnh tuyệt đẹp của một làng quê yên ả bên cạnh sông Thu Bồn. Những nét
đặc trưng về làng nghề nơi đây cũng là nhân tố hấp dẫn cho du khách khám phá và
tìm hiểu. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Đại Bình đã trở thành một địa danh
du lịch, với lượng khách viếng thăm ngày càng tăng. Để phát triển bền vững và
hiệu quả, Đại Bình cần được quy hoạch, quản lý để trở thành “làng du lịch sinh
thái vườn ven sông” theo hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống
làng quê Việt Nam.
1. Định vị
Đại Bình trong du lịch Quảng Nam:

- Đại Bình nằm trên tuyến đường du lịch quan trọng nhất của
tỉnh Quảng Nam là tuyến Hội An - Mỹ Sơn - dọc sông Thu Bồn. Đây là tuyến du
lịch đã được xác định trong Quy hoạch du lịch của tỉnh và đang không ngừng phát
triển, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch của Quảng
Nam.
- Trong tương lai, cùng với sự hình thành của tuyến Trường
Sơn Đông, Đại Bình sẽ có một vị trí thuận lợi trong liên kết phát triển du lịch
của vùng Tây Quảng Nam. Trong đó có các tuyến du lịch quan trọng của tỉnh như:
Phú Ninh - Hiệp Đức - Khâm Đức (Phước Sơn) - Thạnh Mỹ (Nam Giang)...
- Trên địa bàn Nông Sơn, Đại Bình nằm gần và là một địa điểm
có mối liên hệ chặt chẽ trong đầu tư, khai thác du lịch với các khu vực như:
Hòn Kẽm Đá Dừng, Suối nước nóng Tây Viên, Đèo Le, các điểm du lịch khác như
tượng đài Chiến thắng Nông Sơn Trung Phước,...
2. Tầm nhìn
trong Quy hoạch phát triển Làng du lịch sinh thái Đại Bình:

Xây dựng và phát triển Đại Bình thành một làng quê đặc sắc - “Nam bộ trong lòng xứ Quảng”, trở thành
một điểm đến quan trọng trong mạng lưới du lịch Quảng Nam, với các hoạt động du
lịch gắn liền với bảo vệ môi trường thiên nhiên và giữ gìn cân bằng sinh thái.
3. Định hướng
đối tượng khách du lịch:
Khách nội
địa:
- Khách công vụ, khách tại các khu vực lân cận: sử dụng các
dịch vụ ăn uống và dã ngoại.
- Khách trong tỉnh: dã ngoại, cắm trại, thư giãn cuối tuần và các dịp lễ hội và sự kiện đặc biệt, mùa trái cây, nghỉ dưỡng và giao lưu văn
hoá.
- Khách trong nước: khách đi theo tour và các đoàn khách tìm
hiểu sinh thái, đa dạng sinh học…
Khách quốc
tế:
Với lượng lớn khách nước ngoài đến Quảng Nam tương đối lớn,
khách quốc tế cũng là đối tượng mà làng du lịch Đại Bình đang hướng đến. Trong
đó, cần xem xét thu hút lượng khách từ 2 khu vực:
- Khu vực Hội An - Mỹ Sơn: thông qua sông Thu Bồn.
- Khách du lịch sinh thái mạo hiểm vùng miền núi phía Tây,
thông qua các tuyến đường bộ như Đông Trường Sơn,...
4. Định hướng
tổ chức không gian làng Đại Bình:

a. Khu làng
xóm hiện hữu - Bảo tồn, tôn tạo:
Xây dựng và phát triển theo cấu trúc hiện hữu của làng thành
một khu dân cư hoàn thiện với đầy đủ các chức năng của một thôn thuộc xã Quế
Trung theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Từng bước phát triển và không ngừng hoàn
thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông và hệ thống
thoát nước, nhằm đảm bảo sức tải cùng với quá trình phát triển của
thôn.
Bảo tồn, tôn tạo khu dân cư hiện hữu, cải thiện nâng cấp hệ
thống hạ tầng, môi trường điều kiện sống cho người dân. Tôn tạo cảnh quan hai
bên đường, bảo quản hàng rào chè tàu và phát huy vẻ đẹp cho cảnh quan chung
trong khu dân cư. Cây ăn quả trong khu dân cư cần được bảo quản, sử dụng làm
cây bóng mát cho các tuyến đường nội bộ trong khu dân cư.
+ Cải tạo chỉnh trang các khu vườn cây ăn quả hiện trạng. Xác
định một số vườn trái cây để đầu tư phục vụ cho du lịch như vườn ông Bảy Tín,
Soạn, Khách, Chung, Bá...
+ Xác định hạn mức đất tối thiểu cho 1 hộ để đảm bảo tỷ lệ
giữa phần làm nhà ở và đất trồng cây phù hợp. Quy định diện tích lô đất tối
thiểu nếu muốn chia tách thửa (Vd: 500-1000m2/hộ).
+ Bổ sung thêm các khu trang trại, nhà vườn: trồng thêm các
loại cây ăn quả như Bưởi trụ, Sầu riêng, Sầu riêng Đại Bình phù hợp với thổ
nhưỡng của từng khu vườn.
+ Chỉnh trang nâng cấp khu trung tâm làng. Xây mới nhà văn
hoá thôn, nhà trưng bày và chỉnh trang sân banh thành sân bóng theo tiêu chuẩn
sân mini. Quy hoạch nâng cấp đầy đủ các khu chức năng công cộng cho làng như:
Bổ sung trạm y tế, trường mẫu giáo và các dịch vụ công cộng tại khu trung tâm.
b. Khu phát triển
mới - dịch vụ du lịch, làng nghề, nông nghiệp:
+ Các dịch vụ hoạt
động du lịch: ưu tiên tại các khu vực có cảnh quan đẹp, vị trí thuận lợi như:
ven sông, bến đò, núi Cấm ...
+ Phát triển nông nghiệp: khai thác quỹ đất trống, khu nghĩa
địa, phát triển thành khu nông nghiệp mới. Nghiên cứu các loại cây phục vụ phát
triển làng nghề như: trồng dâu nuôi tằm, trồng bầu dó cung cấp nguyên liệu phát
triển nghề Dó Trầm Hương, phát triển mô hình trồng rau sạch.
+ Định hướng phát triển nhà vườn: quy hoạch phát triển vườn
cây ăn quả kết hợp mô hình ở, nhà vườn đáp ứng nhu cầu phát triển của làng
trong tương lai.
+ Quy hoạch quỹ đất dự trữ định hướng phát triển dịch vụ du
lịch trong tương lai như khách sạn cao cấp hoặc khu resort phục vụ cho nhu cầu
ngày càng cao của du khách.
5. Tổ chức
các tuyến, điểm du lịch Đại Bình:
Tổ chức làng
Đại Bình thành: “5 TRỌNG ĐIỂM VÀ 4 TUYẾN CẢNH QUAN”

5.1. NĂM
TRỌNG ĐIỂM:
a. Trọng điểm
1 - Bến đò Đại Bình:

+ Khu đón tiếp và công trình lễ hội, trưng bày tại bến đò
theo tuyến giao thông từ trung tâm thị trấn Trung Phước vào làng Đại Bình.
+ Khu dịch vụ: phục vụ ăn uống, nhà hàng bố trí phía thượng
lưu bến đò Trung Phước sát bờ sông Thu Bồn.
+ Tổ chức các hoạt động TDTT và văn hóa khác trên bãi cát dọc
sông Thu Bồn.
Bên cạnh đó tổ chức quy hoạch bố trí thêm 2 điểm dừng chân
dọc theo bờ sông Thu Bồn phục vụ giải khát và giao lưu văn hóa với dân bản xứ.
b. Trọng điểm
2 - Các vườn cây trái:
Lựa chọn và đầu tư một số vườn trái cây đặc trưng như: nhà
ông Bảy Tín, Soạn, Khách, Chung, Bá...
Tổ chức các hoạt động dưới tán cây: nghỉ ngơi, giải trí…
Tổ chức các hoạt động tham gia sản xuất, trồng cây ăn quả,
sinh hoạt cùng người dân (kết hợp mô hình lưu trú homestay)

c. Trọng điểm
3 - Trung tâm công cộng và làng nghề: bố trí tại ví trí cuối trục đường trung
tâm làng (trục đường từ bến đò Trung Phước vào trung tâm làng):
+ Bãi xe trung tâm.
+ Nhà trưng bày và kết hợp buôn bán sản phẩm thủ công mỹ
nghệ.
+ Khu làng nghề Dó Trầm Hương.

d. Trọng điểm
4 - Khu Tâm linh + vườn thuốc Núi Cấm:
Bố trí các công trình tâm linh như Chùa và phát triển trồng
thuốc nam. Ngôi chùa được xây dựng trên Núi Cấm sẽ tạo ra một sức hút tâm linh
mới cho làng Đại Bình.

e. Trọng điểm
5 - Cửa ngõ đầu làng phía Tây:
Các dịch vụ công cộng như nhà nghỉ tập trung, dịch vụ buôn
bán đầu làng theo tuyến đường bộ ĐX2. Tổ chức công viên cửa ngõ và biểu tượng
Làng.

5.2. BỐN
TUYẾN CẢNH QUAN:
a. Tuyến CQ1
- Đường chè Tàu:

Giữ gìn, mở rộng đường chè tàu.
Được xác định là tuyến đường làng chính hiện hữu. Quy mô
đường xác định chủ yếu vẫn phục vụ cho xe thô sơ và đi bộ.
Quản lý hình thức kiến trúc 2 bên đường phù hợp, với những
tiêu chí chung (chẳng hạn như mái dốc, khoảng lùi, tầng cao tối đa…).
Quản lý mật độ xây dựng, hạn mức đất tối thiểu sau khi chia
tách thửa (tối thiểu 500-1.000m2).
b. Tuyến CQ2 -
đường ven sông:
Trên cơ sở một số đoạn đường mòn hiện hữu, mở rộng và kết nối
trở thành tuyến đường ven sông.
Tổ chức các điểm dừng chân, chòi nghỉ và các điểm dịch vụ nhỏ
kết nối.
c. Tuyến CQ3 -
trục thương mại:
Là tuyến trục ngang chính hiện hữu từ Bến đò đi đường bao
phía Tây Bắc, được tổ chức thành 2 đoạn:
+ Tuyến đi bộ: từ bến đò đến Trung tâm làng. Mở rộng mặt cắt,
tổ chức các dịch vụ nhỏ 2 bên đường.
+ Đoạn từ Trung tâm làng đến đường bao: tổ chức các Trung tâm
công cộng, dịch vụ lớn, trưng bày làng nghề, bãi xe ô tô…
d. Tuyến CQ4 -
làng mới Đại Bình:
Là tuyến giao thông cơ giới chính của Làng. Quản lý kiến trúc
cảnh quan 2 bên đường bao phía Tây Bắc. Bố trí các khu Thương mại dịch vụ, nhà
ở mới, trang trại… trở thành một biểu tượng cho Đại Bình trong thời kỳ mới./.