MỘT SỐ VẤN ĐỀ
TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG DU LỊCH SINH THÁI
KTS. Bùi Kiến Quốc
Viện sỹ Viện
hàn lâm Kiến trúc Pháp
Trước hết cần hiểu rằng làng Đại Bình là một di sản xanh, bao
gồm cảnh vườn tược cây cối. Giống như làng rau Trà Quế đã được UNESCO công nhận
là khu di sản xanh.
Chính vì vậy nên việc quy hoạch di sản này bắt buộc phải đặc
biệt, khác hẳn với bảo tồn một di sản vật thể (tháp Eiffel, kim tự tháp,…) hay phi vật thể (ca trù, bài chòi,...).
A. Về cơ bản khi bảo tồn, giữ gìn một di sản như vậy thì tốt
nhất là không nên làm gì hết:
Tuy nhiên đây là một không gian sống, có người dân đang sinh
hoạt nên sinh ra các vấn đề phức tạp khi đồng thời thực hiện cả hai việc bảo vệ
và phát triển. Tại sao lại phức tạp? Chủ yếu là vì người dân không có ý thức
bảo vệ không gian sinh hoạt như một khu di sản. Vì đa số họ luôn ưu tiên phát
triển lợi ích cá nhân (tiêu biểu là kinh tế) mà dẫn đến việc phá hoại cảnh
quan. Ví dụ như việc người dân phá một phần vườn để làm nhà, làm sân là rất phổ
biến. Vậy muốn khắc phục nhược điểm trên thì ít nhất phải theo dõi, hỗ trợ và tư
vấn cách làm cho người dân (loại nhà, vật liệu, kiểu vườn,…)
Trong số những vấn đề quan trọng, điều cần phải tập trung
nhất đó là rào. Đây là điểm sai phổ biến ta thường thấy nhiều. Hàng rào là điểm
ranh giới giữa nhà và đường, vì vậy nó là ‘mặt tiền’ mang tinh thần muốn trình
bày ( trình độ, cấp bậc,…) của chủ nhà. Trong xã hội nông thôn, một hàng rào cơ
bản được làm từ cây cối, như là chè tàu. Tuy nhiên quá trình hiện đại hoá khiến
cho người dân thường có xu hướng làm hàng rào bằng chất liệu mới (bê tông, sẳt
thép,…). Chính vì thế mới họ mới cần hướng dẫn, và để có hướng dẫn thì phải có
tư vấn.
Quy hoạch không phải là đưa ra bản vẽ hay là điều lệ và bắt
buộc phải làm theo mà là vấn đề về tư duy. Ta phải thuyết phục đưa ra một số
kiểu mẫu, hình gương để người dân làm theo hướng truyền thống.
B. Du lịch sinh thái là gì?
Du lịch sinh thái là hình ảnh khách du lịch đến thăm quan một
cảnh đẹp, vẫn còn giữ được tinh thần và sinh hoạt cộng đồng, vẫn còn giữ được
những nét ấm cúng, thân thiện, hiền lành của xã hội nông thôn.
Khi du lịch sinh thái của chúng ta đạt được phát triển thành
công - đông khách - thì nguy cơ là ta sẽ đánh mất những nét đẹp trên. Nên riêng
về khía cạnh kiến trúc, ta cần quan tâm gìn giữ những không gian công cộng của
làng, những điểm gặp gỡ của người dân (đình, giếng, cây đa,…) và thực hiện việc
xây dựng “rào thân thiện”.
C. Phá vỡ cảnh quan:
Cuối cùng, vấn đề mà ta cần nói đến đó là việc phát triển của
một số công trình xung quanh khu di sản, điều đó gây cản trở cho việc bảo tồn,
phát triển giá trị của làng Đại Bình trong du lịch sinh thái. Ví dụ như việc
đốn bụi tre, một trong những nét đẹp của làng quê, để làm đường ven sông. Vậy
giải pháp riêng trong trường hợp này là đừng làm đường ven sông.
Nói chung làng không phải là thành phố, đặc biệt là làng vườn
sinh thái, nên chúng ta phải rất quan tâm đến vấn đề tỉ lệ:
- Nhiều vườn ít
nhà (nhà xanh, rào xanh ).
- Đường hẹp,
phương tiện giao thông phải mang kích cỡ nhỏ (3m-5m).
Một số hình ảnh tiêu biểu
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)