MỞ ĐẦU
Công tác bảo tồn là một trong những công việc quan trọng vào bậc nhất trong việc
giữ gìn, khai thác và lưu giữ tất cá những di sản được xem như là những báu vật
về vật thể và phi vật thể ở mỗi vùng, mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Tùy
thuộc vào giá trị, tính dân tộc, tính địa phương của mỗi vùng lĩnh thổ, mỗi
quốc gia… mà có những quy định về nội dung, cấp độ, bảo tồn và khai thác khác
nhau sao cho đảm bảo những mục tiêu được đặt ra trong đó dựa vào cộng đồng và
phục vụ mục tiêu cho cộng đồng có ý nghĩa quan trọng nhất.
Hiện nay, trên thế giới, tổ chức quốc tế lớn nhất, có uy tín
nhất về nghiên cứu, đánh giá, phân loại và xếp hạng các di sản là “Tổ chức của Liên Hiệp Quốc về Kinh tế, Văn
hóa, Xã hội” (United Nations for Economy and Culture - UNESCO) đã thực hiện
nhiều hoạt động có hiệu quả trên phạm vi toàn thế giới như:
- Trong lĩnh vực giáo dục, mọi trẻ em, gái hay trai đều được
bình đẳng trong việc giáo dục, đào tạo.
- Xây dựng sự hiểu biết về công tác bảo vệ di sản. UNESCO tạo
nên những ý tưởng về di sản thế giới và bảo vệ các nơi có những giá trị về vật
thể (Cụm kiến trúc Lăng tẩm Cung đình Huế) và phi vật thể (Nhã nhạc Cung đình
Huế). Gần đây, một công trình được UNESCO Việt Nam hổ trợ rất có hiệu quả là
Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Ninh Bình. Tại đây, với trách nhiệm và chức
năng của minh, được Chính phủ Việt Nam đồng ý, phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình
đã và đang xây dựng một khu bảo tồn vật thể và phi vật thể. Và tại Vịnh Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh, đã được UNESCO thế giới xét chọn và công nhận lần thứ
hai, là một trong mười Vịnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới trong năm 2012: cảnh
quan ven bờ, các hòn đảo, các hang động, nước biển xanh, nhiều bãi tắm sạch...
và nhất là có một cộng đồng của di sản rất thân thiện, hữu nghị, bạn bè.
- Đẩy mạnh sự hợp tác khoa học về bảo vệ các hệ sinh thái
giữa các quốc gia. Với chức năng này, UNESCO đã có nhiều chương trình, dự án,
đề tài đã được nghiên cứu và thực hiện.
Do đó, từ những khái niệm nêu trên, có thể nói, công tác “bảo tồn các giá trị văn hóa dựa vào cộng
đồng” là một cơ sở vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực tiễn, đi vào
cuộc sống của cộng đồng các dân tộc rất hiệu quả. Đồng thời cũng là những định
hương đúng đắn, chính xác để bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị vật thể
và phi vật thể vào cuộc sống.
Từ những lợi ích mang lại về “xu thế tiếp cận cộng đồng”, nhiều nước trên thế giới đã xem cách
tiếp cận trên đây là một trong những cách tiếp cận hay, hiệu quả.
1. MỘT SỐ
KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI
1.1. TẠI CHÂU ÂU:
Châu Âu ngày nay là một trong những quốc gia phát triển nhất
trên thế giới, khu vực đô thị, nông thôn, miền xuôi cũng như miền núi, cho các
dân tộc đa số cũng như các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do trình độ phát triển
khác nhau mà mức sống, trình độ phát triển, khu vực nông thôn hay đô thị cũng
rất khác nhau. Sau đây là một vài ví dụ:
1.1.1. Thành
phố Glasgow, Vương quốc Anh:
Theo “Metropolitan
GLASGOW”, our vision for the Glasgow city region” - đã nhận định: “…tầm nhìn của chúng ta là rất rõ ràng.
Chúng ta muốn Vùng thành phố Glasgow sẽ là một thành phố năng động nhất, có nền
kinh tế cạnh tranh và một vùng thành phố trong lòng châu Âu”. Với tầm nhìn
như vậy, nên cần nâng cao năng lực cho
các chính quyền địa phương, huy động các khu vực tư nhân, các công ty tư nhân,
các tổ chức công cộng vùng, các tổ chức tình nguyện và cả cộng đồng.
Theo ý tưởng đó, các chủ đề sau đây được các nhà quy hoạch
Glasgow theo đuổi thực hiện một cách khá thành công.
Một là, “…đó là một
tiềm năng sáng tạo, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các nhà lãnh đạo
thành phố, trong việc chia sẻ tầm nhìn và xây dựng thành phố Glasgow…” theo
“Chương trình các đô thị của Liên Hiệp
quốc”.
Hai là, “một thành phố
gây ấn tượng nhất, sâu sắc nhất,... là thành phố Glasgow”
Với cách nhìn như vậy, trong quy hoạch đã đề ra cách nhìn và
nghiên cứu quy hoạch theo các nội dung,
vừa chiến lược, vừa cụ thể theo 7 vùng như sau:
1. Vùng có chức năng “làm
việc” (a working region)
2. Vùng có chức năng “học
tập, nghiên cứu” (a learning region)
3. Vùng có chức năng “sinh
hoạt, sống” (a living region)
4. Vùng có chức năng “sáng
tạo” (a variant, creative region)
5. Vùng có chức năng “kết
nối” (a connected region)
6. Vùng có chức năng “tổng
thể” (an inclusive region)
7. Vùng có chức năng “quản
lý giỏi” (a well managed region)
Để thực hiện các vùng nêu trên, các nhà quy hoạch Glasgow đã
đặt ra các tiêu chí quan trọng hàng đầu:
Một là, tính “cạnh
tranh” (competitiveness), tức là tạo ra một số cảnh quan vừa tự nhiên vừa
nhân tạo, kết hợp một cách nhuần nhuyển, hài hòa nhất.
Hai là, sự “liên kết”
(connection) giữa các vùng chức năng với nhau.
Ba là, phát triển bền vững (sustability)
1.1.2. Thành
phố Deresden, CHLB Đức:
Dresden là thành phố
nằm ở phía Đông của CHDC Đức trước đây. Dresden nối tiếng khắp châu Âu và thế
giới là thành phố của những bảo tàng cổ kính nhất, về những cánh rừng thông thơ
mộng nhất và nhất là những người dân lao động chăm chỉ, cần cù, học tập, nghiên
cứu để đem lại hiệu quả cao nhất.
Điểm nổi bật ở Dresden là nơi có rất nhiều Trường Đại học
trong nước và quốc tế, giành cho các chương trình đào tạo quốc tế ở bậc Sau Đại
học và Đại học, trong số đó nổi bậc nhất là Technological University of Dresden
(thuộc Cộng hòa dân chủ Đức trước đây). Ngày nay, trường này vẫn là nơi đào tạo
cho cả nước Đức, khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh.
Và tại đây, UNESCO đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về:
- Chiến lược quốc tế về bảo vệ tài nguyên thiên thiên và
những cơ sở về sinh thái học của hệ sản xuất
- Quy hoạch sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và quy hoạch Vùng
- Quản lý tài nguyên rừng và hệ sản xuất rừng
- Quản lý hệ sinh thái dưới nước
- Đánh giá tác động môi trường và thực hiện các dự án
1.1.3. Tại
Stockholm, Thụy Điển:
Thành phố Stockholm là thủ đô của Thụy Điển, nằm ở Bắc Âu. Tổng diện tích tự
nhiên khoảng 188 km2. Dân số khoảng trên 800.000 người. Dự kiến đến 2030 lên
đến trên dưới khoảng 1 triệu người. Theo đuổi chính sách phát triển toàn diện,
các chiến lược phát triển của Stockholm là:
- Tái sử dụng các loại đất đã sử dụng
- Xác định các địa điểm xây dựng mới gần đường giao thông
công cộng
- Tôn trọng, khai thác tối đa và bảo tồn cảnh quan, môi
trường, các hệ sinh thái
- Tăng cường xây dựng “hạ tầng xanh”
- Xây dựng mới các khu trung tâm nhỏ, khu vực
- Chuyển đổi các khu công nghiệp thành các khu ở có nhiều
công năng
- Xây dựng các đầu mối giao thông vùng ngoại ô
- Phát triển các không gian công cộng mang tính cộng đồng
1.2. TẠI CHÂU ĐẠI DƯƠNG:
Tại Australia, các thành phố như thủ đô
Canberra, thành phố lớn Sydney, thành phố Melbourne, thành phố Brisbanne... đều
có nhiều công trình khai thác thiên nhiên, huy động cộng đồng rất có hiệu quả.
Đó là các công viên bảo tồn và sinh thái tự nhiên, các công viên động vật hoang
dã đã được xây dựng và khai thác từ những năm 50 của thế kỷ trước. Hiệu quả đem
lại cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, cân bằng các hệ sinh thái, đáp
ứng các yêu cầu về bảo tồn và bảo vệ môi trường và phát triển ngành du lịch hết
sức to lớn cho mọi thời đại.

1.2.1. Thành
phố Brisbane, Australia:
Thành phố Brisbane là thủ phú của bang Queensland, Australia. Dân số khoảng
trên 1 triệu người. Là một thành phố nằm ở đồng bằng ven biển phía đông nam
Australia.
Theo quy hoạch của thành phố, các biện pháp Brisbane sẽ thực
hiện là theo mô hình của một “Thành phố
thông minh”. Đó là:
- Chuyển đổi các thiết bị chiếu sáng sang dùng năng lượng mặt
trời hiệu quả
- Lắp đặt các bể chứa nước mưa trong nhà
- Sử dụng điều hòa hiệu quả hơn
- Tiếp tục tái chế và duy trì nguồn nước
- Lắp đặt pin mặt trời và hệ thống đun nước nóng bằng năng
lượng mặt trời
- Chuyển sang khai thác và sử dụng năng lượng xanh
- Tìm tòi các giải pháp giao thông công cộng thay thế nhằm
giảm khí thải từ các phương tiện cơ giới
- Thực hiện các dự án trồng cây xanh

Thực hiện các giải pháp trên, thực tế đã giảm các khoảng chi
phí đáng kể như: giảm chi phí 50 đô la Úc lắp đặt thiết bị theo dõi sử dụng
năng lượng trong nhà; giảm 400 đô la Úc cho hệ thống đun nước nóng; giảm chi
phí nước cho hệ thống vệ sinh trong nhà; tiết kiệm đến 50.000 đô la Úc cho các
nhóm cộng đồng lắp các thiết bị trong nhà.
1.2.2. Thành
phố Auckland, New Zealand:
Thành phố Auckland,
New Zealand là một đất nước ở phía Đông Bắc Australia, có quy mô dân số khoảng
1,3 triệu dân, chiếm 1/3 dân số cả nước. Thành phố Auckland được quy hoạch xây
dựng dựa trên 8 mục tiêu cơ bản như sau:
- Một xã hội công bằng và kết nối
- Niềm tự hào của chúng ta là ai?
- Một môi trường độc đáo và nổi bậc
- Thịnh vượng nhờ đổi mới
- Các cộng đồng người Maori có khả năng tự lực
- Một đô thị có quy mô nhỏ gọn nhưng có chất lượng
- Các cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi
- Cơ chế lãnh đạo hiệu quả và hợp tác.
1.2.3. Tại
Vương quốc Anh:
Tại Anh, khi có đạo luật về bảo tồn các
hệ sinh thái ra đời, đã có trên 14 công viên sinh thái quốc gia nhằm bảo tồn
các vùng sinh thái nông thôn cho người dân được khai thác sử dụng nhiều hơn,
nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế và bảo tồn các hệ sinh thái nông thôn tốt
hơn, bền vững hơn. Những ý tưởng chủ yếu của các công viên này là làm cho “...các vành đai xanh trở nên xanh hơn, đẹp
hơn bằng cách cải tạo và xây dựng mới nhiều công viên sinh thái nông thôn, và
nông dân cần được khuyến khích nhượng lại đất có các loài chim hoang dã và động
vật có vú”.
1.2.4. Tại Hà
Lan:
Tại Hà Lan, theo đạo luật về bảo tồn
thiên nhiên có các loại hình công viên sinh thái về các loài chim hoang dã, các
khu bảo tồn thiên nhiên, các khu sinh thái đất ngập nước,... Ở Hà Lan, vườn “Quốc gia sinh thái mạng” có diện tích
rộng đến 6 triệu hecta, trong đó có Biển
Wadden và Ijsselmeer. Ngoài ra, Hà Lan còn có 20 công viên sinh thái quốc gia,
như các danh lam thắng cảnh đặc trưng, từ cồn cát, bãi triều và thung lũng cho
đến sông, suối, rừng... Các công viên sinh thái quốc gia ở Hà Lan được xem như
là một ngành kinh tế du lịch mũi nhọn, đóng góp to lớn trong tổng GDP của quốc
gia.
1.3. TẠI CHÂU MỸ:
Châu Mỹ cũng như nhiều quốc gia thuộc “Chủng hợp quốc Hoa Kỳ”, là một trong những quốc gia phát triển
hàng đầu trên thế giới nhưng vẫn còn không ít các bộ tộc ít người. Tuy nhiên,
cuộc sống của những dân tộc ít người đó vẫn được tạo điều kiện tiếp cận với sự
tiến bộ chung của quốc gia, dù mức độ vẫn còn một khoảng cách không nhỏ.
1.3.1. Thành
phố thủ đô Washington DC:
Là thành phố thủ đô nước Mỹ, có quy mô khoảng trên dưới 1
triệu dân nhưng tiện nghi hết sức thuận lợi. Tại đây, có trục hành lang trong
công viên kéo dài hàng chục cây số, trên đó đặt tượng tất cả các đời Tổng thống
Mỹ, từ vị tổng thống đầu tiên như Washington, và nhiều vị tổng thống khác như Eisenhowe,
Kennedy, Johnson và Nixon,... Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, Johnson
và Nixon là các vị Tổng thống trực tiếp chỉ đạo nhiều nhất, tất nhiên cũng đem
lại những tình cảm không mấy hữu nghị với nước ta. Tuy nhiên, Tổng thống Bill
Clinton là vị Tổng thống ít nhiều đã có những tình cảm nhất định với Việt Nam,
nhất là các tầng lớp trẻ.
1.3.2. Thành
phố “siêu đô thị” New York:
Là một trong những thành phố đầu tiên từ khi thành lập nước
Mỹ. New York có tượng đài Thần vệ nữ, một tượng đài thần tượng cho thời kỳ tiền
hiện đại của nước Mỹ và trên thế giới.
New York là một trong “top
teen” của các thành phố có quy mô trên 10 triệu dân. Tuy nhiên, sự phân
biệt các tầng lớp dân cư ở New York là rất rõ ràng.
Cùng với các cung điện, biệt thự nguy nga, tráng lệ... là các
khu nghèo đô thị, được gọi là các khu nhà ổ chuột - Slum Areas - Một thế giới
không gian đô thị cách biệt giữa hai tầng lớp dân cư trong đô thị là rất rõ
ràng.
Đại lộ New York còn là “tổng
hành dinh” tiền tệ của nước Mỹ và trên toàn thế giới. Giá trị đồng đô-la
theo từng thời gian, lên xuống với các tỷ giá đều được xuất phát từ đây đến tất
cả các lục địa trên toàn thế giới.
1.3.3. Thành
phố thủ đô La Habana:
Là thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Cuba anh hùng,
quê hương của vị Chủ tịch Fidel Castro huyền thoại. Trong nhiều năm, thực hiện
chế độ bao cấp, nên trình độ sản xuất, tốc độ phát triển cũng như mức sống còn
khá thấp so với mặt bằng chung của châu Mỹ.
1.4. TẠI CHÂU Á:
Châu Á ngày nay là một phần phát triển và đang phát triển
trên thế giới. Tại khu vực đô thị hay nông thôn, miền xuôi cũng như miền núi,
cho các dân tộc đa số cũng như các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do trình độ sản
xuất, tốc độ phát triển khác nhau và mức sống cũng rất khác nhau.
1.4.1. Tại
Nhật Bản:
Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều loại hình bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được thể hiện tại các khu sinh
thái tự nhiên và sinh thái xã hội hết sức hấp dẫn. Tại thủ đô Tokyo Nhật Bản,
đô thị cổ Kyoto hay các thành phố Kobe, Toyo, Fukushima... đâu đâu cũng có rất
nhiều các khu công viên sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội, lịch sử, kiến
trúc hiện đại và kiến trúc cổ, kết hợp với quá trình hình thành, xây dựng và
phát triển của Nhật Bản. Các cảnh quan thiên nhiên như sông, suối, hồ, thác,
ghềnh, cây xanh, các loại hoa theo mùa..., các chất liệu gần gũi với thiên
nhiên như sỏi, cát, đá cuội, gỗ, nứa, tre, mây... đều được khai thác tối đa
trong các công trình du lịch tại các khu sinh thái.
1.4.2. Tại
Trung Quốc:
Trung Quốc là một trong những nước có nhiều công viên các
loại nhất trên thế giới. Công viên sinh thái Thiên Tân là một trong những công
trình sinh thái khá thành công. Ra đời cách đây không quá lâu, nhưng đó là một
dự án thành công nhất trong lịch sử về đầu tư của Trung Quốc. Trung Quốc còn có
khu sinh thái “Lạc Mãn Địa” ở Quế
Lâm, là một tuyệt tác vào bậc nhất về bảo tồn các khu rừng thiên nhiên nguyên
thuỷ, các hồ nước rộng lớn, các đồi núi nhấp nhô lượn sóng... Những không gian
ấy, đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong năm, đóng góp không nhỏ về
kinh tế cho địa phương và cả nước.
1.4.3. Tại Singapore:
Bộ trưởng cấp cao Singapore Goh-Chok-Tong đã đánh giá “Toàn bộ ý tưởng của Trung quốc sẽ được nhân
rộng ở Singapore”. Và rằng, “Chính
phủ Singapore sẽ xem xét để xây dựng và phát triển nhiều dự án sinh thái như
Thiên Tân”. Điều này, ngày nay đã trở thành hiện thực trên khắp “đảo quốc” xinh đẹp vào bậc nhất, nhì
trên thế giới.

1.4.4. Tại
Việt Nam:
Loại hình công viên nói chung và nhất là loại hình công viên
sinh thái nói riêng đã xuất hiện tại nhiều nơi, nhiều thành phố, nhất là trong
vài năm gần đây, trong khi xuất hiện nhiều loại hình “du lịch ba lô”, trong đó có thể kể đến một vài công viên như sau:
Tại Đảo Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang, là đảo có diện tích 562 km², lớn nhất nước ta, nằm trong vịnh
Thái Lan. Trên đảo có nhiều hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, phong phú như Rừng
ngập mặn (120 ha), rừng Tràm (3000 ha) với 470 loài thực vật bậc cao... Phú
Quốc còn có hệ sinh thái nông nghiệp có diện tích gần 7000 ha với nhiều loại
cây canh tác đa dạng,... là một tài nguyên sinh thái tự nhiên đặc biệt, rất hấp
dẫn, cho công cuộc phát triển theo hướng sinh thái hiệu quả và bền vững
nhất.
Tại thành phố Cần Thơ:
là loại hình sinh thái đặc trưng Nam Bộ, trong đó có nhiều đô thị loại “sinh thái văn hóa miệt vườn” là điển
hình nhất.
Tại thành phố Hồ Chí
Minh: là loại hình sinh thái thành phố lớn nhất nước có hầu hết các chức
năng của một thành phố lớn trên thế giới
Tại thành phố Bà Rịa -
Vũng Tàu: là loại hình sinh thái đặc trưng về nghỉ mát, du lịch, trong đó
có “du lịch, nghỉ mát, nghỉ dưỡng”,
là điển hình nhất.

Tại thành phố Đà Lạt:
là loại hình sinh thái đặc trưng Vùng núi, có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mơ
mộng trữ tình, nổi tiếng như Thác French, thác Cam Ly, hồ Suối Vàng,...
Tại thành phố Buôn Ma
Thuột: là loại hình “Không gian văn
hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu
và phi vật thể nhân loại.
Tại thành phố Nha Trang
là loại hình sinh thái đặc trưng về biển, đảo và bãi tắm, cùng với nhiều hòn
đảo, vịnh, công viên nước, có bảo tàng Chàm... và tượng nhà bác học thiên
tài Yersin, một khu biệt thự điển
hình với kiến trúc cổ điển Pháp mẫu mực.
Tại thành phố Tuy Hòa:
là loại hình sinh thái đặc trưng của miền Trung đầy nắng và gió...
Tại thành phố Đà Nẵng:
là loại hình sinh thái đặc trưng của “khúc
ruột miền Trung”, có Bảo tàng Chàm, có hùng bán đảo Sơn Trà, có Bà Nà Hill,
một khu nghỉ, vui chơi giải trí hiện đại vào bậc nhất nhì khu vực Đông Nam Á
hiện nay.

Tại thành phố Huế:
là loại hình sinh thái đặc trưng của miền Trung với dòng sông Hương thơ mộng,
nhiều Kiến trúc cung đình, nhiều lăng tẩm... và nhất là loại hình Văn hóa phi
vật thể “Nhã nhạc Cung đình” đã được
UNESCO cấp bằng là di sản phi vật thể của nhân loại.
Tại thành phố Vinh:
là loại hình sinh thái đặc trưng Nam Bộ, trong đó có nhiều đô thị loại “sinh thái văn hóa miệt vườn” là diển
hình nhất.
Tại thành phố Ninh Bình:
là loại hình sinh thái đặc trưng vùng Bắc Trung Bộ, là một trong những nơi có
vườn Quốc gia lịch sử “dựng nước và giữ
nước” của dân tộc.
Tại thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh, là nơi có Vịnh Hạ Long được thế giới được UNESCO công nhận và
bầu chọn lần thứ hai là cảnh quan biển, đảo, hang động hoành tráng, hùng vĩ, có
niên đại lâu đời nhất thế giới năm 2010.

Tại thành phố Hà Nội,
với tiềm năng của mình, đã có một nguồn tài nguyên sinh thái hết sức to lớn.
Theo quy hoạch chung Hà Nội đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011
đã, đang và sẽ có một tiềm năng sinh thái to lớn, với đầy đủ ý nghĩa như thế.
Theo Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 sẽ có 05 đô thị vệ tinh: Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai và Phú Xuyên
và 03 đô thị sinh thái là thị trấn Phúc Thọ, thị trấn Quốc Oai và thị trấn Chúc
Sơn.
Không gian các đô thị này chủ yếu bám theo các không gian
truyền thống hiện có. Mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sẽ
được cải tạo và xây dựng mới sao cho vừa phù hợp với ý nghĩa sinh thái, vừa đáp
ứng các yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và vui chơi giải trí cho cuộc sống đô thị
của thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, điều quan trọng là, việc hình thành, quy hoạch,
xây dựng và phát triển các đô thị này sao cho đúng với ý nghĩa đô thị sinh thái
theo Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội. Đấy là việc khai thác các mô hình quy hoạch
không gian xanh, mặt nước, cảnh quan tại các hành lang dọc các sông Đà, sông
Tích, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Thiếp, sông Nhuệ và sông Đáy.


Ba đô thị sinh thái Phúc Thọ, Quốc Oai và Chúc Sơn vừa mang
tính sinh thái tự nhiên, vừa mang tính sinh thái xã hội, đáp ứng các yêu cầu về
bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững. Chúng
cũng sẽ vừa tạo nên sự cân bằng tự nhiên trong các hệ sinh thái thành phố Hà
Nội, vừa tạo nên những không gian đô thị vừa hiện đại nhưng vừa rất gần gũi và
hài hòa với thiên nhiên. Đó là ý nghĩa khoa học quan trọng không những đối với
khoa học tự nhiên mà còn mang ý nghĩa to lớn đối với công cuộc quy hoạch, xây
dựng và quản lý đô thị nói chung.
Tại khu vực ngoại thành, với 16 huyện, 3.766.700 người, chiếm
59,30% dân số Hà Nội. Theo dự kiến, đến năm 2020 sẽ giảm dần, còn khoảng trên
3.094.000 người, chiếm 41,30% vào năm 2020 và 3.081.000 người, chiếm 31,38% vào
năm 2030. Như vậy, khu vực nông thôn Hà Nội mở rộng sẽ hình thành các hệ sinh
thái như hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái các điểm dân cư nông thôn, nông
lâm trường, hệ sinh thái các làng nghề truyền thống, rau xanh, cây cảnh; vừa
mang tính sinh thái tự nhiên, lại vừa mang tính sinh thái nhân tạo. Sinh thái
tự nhiên bao gồm các loại đối tượng như đồng ruộng, mặt nước, thảm thực vật
nông nghiệp như lúa, ngô, khoai sắn... vừa mang tinh sinh thái nhân tạo như
những tác động của con người trên đồng ruộng, trong làng xóm, các mối quan hệ
họ hàng, nghề nghiệp...
Không gian thành phố Hà Nội còn có các dãy núi, ngọn đồi,
cánh rừng,... nằm trong số 70% diện tích nông nghiệp, với tư cách là hệ sinh
thái tự nhiên. Những hệ sinh thái tự nhiên này không những tạo nên những cảnh
quan thiên nhiên vừa đẹp, hấp dẫn, vừa cải thiện điều kiện vi khí hậu rất hiệu quả cho một thành
phố có quy mô lớn mà còn góp phần làm sinh động gấp nhiều lần cho một thủ đô
văn minh, hiện đại, môi trường bền vững, có lịch sử hàng nghìn năm văn hiến.
Các không gian đặc thù này là những không gian mà thiên nhiên ban tặng cho
thành phố Hà Nội, như một ưu đãi đặc biệt, cần có sự bảo tồn và khai thác phục
vụ con người một cách bài bản, hợp lý. Quy hoạch chung Hà Nội đến 2030 và tầm
nhìn đến 2050, ít nhất có 4 xã là Đông Sơn, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung,
thuộc huyện Lương sơn, tỉnh Hoà Bình và 1 xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, hầu hết là
đồng bào các các dân tộc ít người, điều kiện sinh hoạt và cuộc sống còn nhiều
khó khăn, phong tục tập quán phức tạp, trình độ văn hóa thấp... Đây là mô hình
của một hệ sinh thái xã hội đặc thù cần được nghiên cứu giữ gìn, bảo tồn những
nét tinh hoa, độc đáo, đồng thời cải tiến và khắc phục những tập tục lạc hậu để
cùng phát triển hài hòa trong cộng đồng dân cư các dân tộc ít người tại thủ đô
Hà Nội
Tại Australia, nhiều dân tộc ít người vẫn tồn tại mang tính
bản sắc độc đáo giữa lòng thủ đô Canberra xinh đẹp và hiện đại.
Thành phố Hà Nội, với chiều dày lịch sử “Ngàn năm văn hiến”, loại hình
sinh thái phi vật thể khác như lịch sử hình thành, phong tục, tập quán,
hội hè, đình đám, tâm linh... rất phong phú, đa dạng; rất cần được bảo tồn,
khai thác và phát huy trong quá trình phát triển. Chính những yếu tố mang tính
xã hội học rất cao này là linh hồn cho một dân tộc, môt địa phương cần được
nghiên cứu giữ gìn và phát huy trong suốt quá trình phát triển. Mặt khác, nó
còn là cơ sở và sự minh chứng cho sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc
khác, giữa địa phương này với địa phương khác...trong một tổng thể thống nhất,
hài hòa.
Mô hình cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho các
loại mô hình sinh thái nêu trên nhất thiết phải phù hợp và đảm bảo sự cân bằng
cần thiết cho các loại hình sinh thái. Không thể đưa các thiết bị hiện đại chưa
đựơc “sinh thái hoá” vào các đơn vị sinh thái nêu trên. Cần nghiên cứu và khai
thác các dạng tài nguyên thiên nhiên hoang dã như nước suối, sông; không gian
xanh thiên nhiên, năng lượng mặt trời, năng lượng gió theo hướng sinh thái.
Trong việc tạo nên các không gian ở, làng xóm, không gian công cộng..., cần hạn
chế việc khai thác địa hình, cảnh quan thiên nhiên, mặt mước, hành lang xanh...

Ngoài hệ sinh thái đô thị nói trên, khu vực nông thôn nước ta
còn có một số hệ sinh thái cần được nghiên cứu, khai thác, phát triển và quản
lý đầy đủ hơn. Đó là các không gian sinh thái nông nghiệp, không gian sinh thái
gò đồi, núi thấp, không gian sinh thái tự nhiên, không gian sinh thái xã hội
của các quần cư người dân tộc; không gian sinh thái các làng nghề, phố cổ, phố
cũ;...
1.5. TẠI
QUẢNG NAM:
1.5.1. Một miền đất với lịch sử hào hùng và đậm chất trữ tình:
Là một tỉnh ở miền Trung, đầy nắng và gió nhưng giàu lòng yêu
nước qua bao nhiêu thế hệ, Quảng Nam, quê hương của anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn
Trỗi, quê hương của mảnh đất có hàng trăm “Bà
mẹ Việt Nam Anh hùng” nhiều nhất nước, quê hương của mảnh đất “đi đầu diệt Mỹ” trong cuộc chiến tranh
chống Mỹ thần thánh của dân tộc.
Ngày nay, Quảng Nam, trong đó có thành phố Tam Kỳ, có huyện
Điện Bàn, là một địa bàn nằm trong các hành lang tăng trưởng của miền Trung.
Đây là một cơ hội để tỉnh Quảng Nam, huyện Điện Bàn, Thăng Bình nói chung,
trong đó có làng Đại Bình nói riêng phát triển theo hướng “khai thác tiềm năng phát triển du lịch”.

Theo đồ án Quy hoạch du lịch Quảng Nam, “Đại Bình nằm trên tuyến du lịch quan trọng nhất của tỉnh Quảng Nam”
- tuyến Hội An - Mỹ Sơn - dọc sông Thu Bồn, đã và đang không ngừng phát triển,
đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch của Quảng Nam.
Theo Quy hoạch Du lịch Quảng Nam: “Đại Bình nằm trên tuyến du lịch quan trọng nhất của tỉnh Quảng Nam là
tuyến Hội An - Mỹ Sơn - dọc sông Thu Bồn. Đây là tuyến du lịch đã và đang không
ngừng phát triển, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch
của Quảng Nam”.

Trong tương lai, cùng với sự hình thành của tuyến Trường Sơn
Đông, Đại Bình sẽ có một vị trí thuận lợi trong liên kết phát triển du lịch của
vùng Tây Quảng Nam, trong đó có các tuyến du lịch quan trọng của tỉnh như: Phú
Ninh - Hiệp Đức - Khâm Đức (Phước Sơn) - Thạnh Mỹ (Nam Giang)... Các địa danh
Hòn kẽm, Đá Dừng, suối nước nóng Tây Viên, di tích lịch sử chiến thắng Trung
Phước... đã đi vào những câu chuyện huyền thoại của Tam Kỳ, Điện Bàn, Hiệp Đức,
Quế Sơn, Nông Sơn tỉnh Quảng Nam và cả nước.
1.5.2. Tại làng Đại Bình:
Ngày nay trên thế giới, có hai lại tài nguyên phục vụ khai
thác du lịch: tài nguyên du lịch vật thể và tài nguyên du
lịch phi vật thể. Xu hướng thế giới hiện nay, trường phái “du lịch phi vật thể” tỏ ra chiếm ưu
thế, được ưa chuộng và hấp dẫn hơn. Như trên đã trình bày, cố đô Huế, có “Nhã nhạc Cung đình” đã được UNESCO công
nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Loại hình “Đờn ca tài tử Nam Bộ” cũng là một loại hình phi vật thể như vậy.
Do đó, với Làng Đại Bình, có thể có hai loại hình du lịch vật thể và phi vật
thể như thế.
1.5.2.1. Định
hướng phát triển du lịch sinh thái Đại Bình:
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nông
Sơn đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Định hướng phát triển du lịch của Huyện chủ
yếu là:
“Phát triển
du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa - lịch sử để hình thành các tour,
tuyến du lịch trên địa bàn huyện”.
“Ưu tiên phát
triển kết nối với các tour, tuyến du lịch nổi tiếng trên địa bàn Tỉnh là Hội An
- Mỹ Sơn”.
“Đưa vào khai
thác có hiệu quả, chất lượng sản phẩm du lịch đạt yêu cầu”
“Đầu tư củng
cố toàn diện các điểm du lịch sinh thái trọng điểm cho du lịch phát triển là: Làng quê sinh thái Đại Bình,
Hòn Kẽm - Đá Dừng, nước nóng Tây Viên, thủy điện Khe Diên, Dinh bà Thu Bồn,
Làng nghề Dó Trầm hương”,...
“Phấn đấu đến năm 2015, hình thành rõ nét ngành kinh tế du
lịch trên địa bàn huyện và đến năm 2020 có đóng góp đáng kể vào phát triển KTXH
của huyện.”
1.5.2.2.
Những giải pháp:
Với làng Đại Bình, có thể có cả hai loại hình du lịch vật thể
và phi vật thể:
a) Loại hình du lịch vật thể:
+ Các nhà vườn trái cây của các hộ dân như vườn ông Bảy, Tín,
Soạn, Khách, Chung, Bá..
+ Nhà cổ ông Bá, Tín;
+ Khôi phục khẩu súng thần công tại căn cứ lịch sử Tân Tỉnh,
của cụ Hường Hiệu, thời kỳ 1885-1887 thời kỳ chống pháp;
+ Bảo vệ và khai thác cảnh quan làng: hàng chè tàu, lũy tre
làng, núi Cấm....
+ Trái cây trong vườn, đường làng, ngõ xóm... là những hình
ảnh ấn tượng nhất, đặc trưng nhất cho một làng quê thanh bình, phát triển và
hấp dẫn... của Đại Bình nói riêng, nông thôn miền Trung và cả nước nói chung.

+ Tổ chức khai thác, nghiên cứu và giới thiệu về kiến trúc
dân gian, như nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng, nơi vui chơi giải trí, công viên,
vườn hoa, cảnh quan thiên nhiên...

+ Ngày nay, xu thế kiến trúc hiện đại đang thịnh hành tại hầu
hết các đô thị cả nước, nhất là tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đà Nẵng, Hải Phòng... Do đó, rất cần có những loại hình kiến trúc thôn quê để
tạo nên những nguồn cảm hứng cần thiết về các miền quê thân thương vẫn còn
nhiều gian khó...

b) Loại hình du lịch phi vật thể:
+ Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đề xuất các hình
thức trải nghiệm mới
+ Biến ẩm thực Đại Bình thành nét hấp dẫn mới đối với khách
du lịch.
+ Thông qua các câu chuyện dân gian, thơ ca, hò vè, bài
chòi... vừa làm phong phú thêm các giá trị văn hóa ấy, vừa tạo nên những sản
phẩm rất riêng của Đại Bình và cả vùng đất Quảng nói chung.
+ Nâng cao ý thức, tổ chức đào tạo và hướng dẫn về du lịch
cho người dân địa phương, vừa là nhân vật, vừa là người giới thiệu, thuyết minh
cho sản phẩm mà chính mình là tác giả. Đây cũng là xu thế mà nhiều nước phát
triển trên thế giới đang thực hiện và du khách rất ưa chuộng.

Tuy nhiên, một chủ đề về nghiên cứu “Bảo tồn các giá trị văn
hóa truyền thống dựa vào cộng đồng” ở nước ta, thậm chí trên thế giới vẫn còn
quá ít, không tương xứng với vai trò mà cộng đồng đã có trong quá trình hình
thành, hoạt động và phát triển xã hội ngày nay.
Tóm lại, việc tiếp cận với khoa học về chủ đề “Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
dựa vào cộng đồng” đã khó, việc thực hiện và quản lý theo đúng với ý nghĩa
khoa học của nó trong việc phát hiện, quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý
trong quá trình vận hành phát triển và phát triển bền vững, càng khó hơn. Và,
chỉ có như thế mới có thể đem lại những kết quả mong muốn trong công cuộc phát
triển kinh tế xã hội nói chung cũng như “bảo
tồn các giá trị văn hóa truyền thống dựa vào cộng đồng” nói riêng.
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
1. Quy hoạch và phát triển đô thị xanh thông minh tại Việt
nam - Hội thảo Khoa học Quốc tế, Hà Nội, tháng 11 năm 2013.
2. Hội thảo “Bảo tồn, phát triển & phát huy gía trị Hồ
Tây - Danh thắng Quốc gia “ - Hà Nội, tháng 10 năm 2014.
3. Thăng Long - Hà Nội, 1000 năm Đô thị hóa - GS.TS. Lê Hồng
Kế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tháng 9 năm 2010.
4. Các thành phố Eco2 - Các đô thị sinh thái kiêm kinh tế -
Hiroaki Suzuki, Arish Dartur, Sebastian Moffatt, Nanae Yabuki, Hinako Maruyama
- Nhà xuất bản Ngân hàng Thế giới, Washington DC, 2009.
5. Định hướng phát triển bền vững đô thị Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam, liên kết với Đà nẵng - Hội An, Tạp chí “Quy hoạch ĐÔ THỊ”, số 17 năm 2014,
Hà Nội.
6. Thuyết minh Quy hoạch xây dựng Làng du lịch sinh thái Đại
Bình, huyện Nông Sơn, Quảng Nam - Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn tỉnh Quảng
Nam, tháng 8/2014.
B. TIẾNG ANH
7. Vieetnam Urbanization Review - Technical Report, Wolrd
bank, November 2011.
8. Liveable Cities Ideas and Action - HealthBridge - WBB
Trust, Dhaka - 1209, Bangladesk 2009.
9. Human Ecology - Capacity Building for Sustainable
Development - UNESCO, Belgium University Brucssel.